fbpx

Kiến ba khoang: Cách sơ cứu và điều trị viêm hiệu quả khi bị đốt

Kiến ba khoang: Cách sơ cứu và điều trị viêm hiệu quả khi bị đốt

Cách sơ cứu và điều trị viêm hiệu quả khi bị Kiến ba khoang đốt

Vết thương do kiến ba khoang đốt sẽ bị phòng rộp, bỏng rát, nổi liên tục các nốt mụn nước, mụn mủ li ti…sẽ gây sốt nhẹ đối với trẻ em. Nếu không sơ cứu và xử lý kịp có thể hại nặng nề cho sức khỏe.

Dân thành phố khổ sở vì Kiến ba khoang sinh sôi và bùng phát mạnh

Bắt đầu vào những tháng cuối năm, đặc biệt vào đầu mùa mưa thì các bệnh viện, phòng khám da liễu trung ương tiếp nhận bệnh nhân bị loét da, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra tăng đột biến so với các mùa trước trong năm.

Kiến ba khoang là loại côn trùng rất đặt biệt, thường được gọi dưới nhiều các tên dân gian như: Kiến kim, kiến lác, kiến cong, cằm cặp, kiến gạo, kiến nhốt, kiến hoang… Chúng có thân hình khá thon và dài như hạt thóc, chiều dài tầm từ 1 đến 1.2 cm và bề ngang từ 2 – 3 mm,  có hai màu đặc trưng là đen và vàng cam, phân bố xen kẽ trên thân hình con kiến.

Hình dạng và kích thước của kiến ba khoang
Hình dạng và kích thước của kiến ba khoang

Tại miền Bắc và miền Trung trong thời điểm này đang vào mùa các loài côn trùng sinh sôi mạnh, trong đó có loài kiến ba khoang. Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, bãi rơm, cỏ mục, vườn tược, các công trình đang thi công…

Tuy nhiên sau mỗi cơn mưa lớn đầu mùa, nước dâng làm ngập nơi cư trú nên loài kiến ba khoang phải bay theo ánh đèn để đậu đến chỗ khô ráo, ấm và an toàn hơn (Kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng và hạy tập trung ở những nơi có nguồn sáng).

Đây cũng chính là lý do vì sao chúng lũ lượt xuất hiện tại các nhà hộ dân, ẩn nấp trong khe tủ, quần áo, khăn mặt, gường, chiếu, chăn…nếu không để ý, chúng sẽ bám vào da gây tổn thương nặng nề cho da.

Độc tính của Kiến ba khoang gấp 12 – 15 lần nọc độc của rắn hổ mang

Trên thực tế kiến ba khoang không đốt hay cắn chúng ta. Kiến ba khoang gây hại cho vật chủ vì chính trong chính cơ thể của loài kiến này có chứa Pederin (*).

Đây là một loại chất độc có thể gây cho da bị phỏng, rộp, ương mụn nước, mụn mủ, lở loét, gây viêm da tiếp xúc từ thể nhẹ đến thể nặng.

Khi kiến ba khoang bám trên da người, chất này cũng theo đó tiếp xúc trực tiếp với da gây nên các triệu chứng kể trên.

Nếu nạn nhân ra sức đập, miết kiến chết ngay trên da của mình thì chất độc pederin có trong con kiến sẽ bị bắn ra, có cơ hội được lan tỏa gây hại diện rộng cho da, hơn hết nếu không sơ cứu, rửa vết thương đúng cách thì độc tố này có thể dính và lan sang các vùng da lân cận khác nhanh chóng.

Vậy nên khi bị kiến ba khoang đậu trên da, khuyến cao chỉ nên thổi kiến đi chứ không trực tiếp giết chúng.

(*) Nói về chất độc Pederin có trong kiến ba khoang, đây là loại độc tính mạnh, gấp 12-15 lần với nọc rắn hổ mang.

Độc tính của Kiến ba khoang gấp 15 lần lọc độc của rắn hổ mang
Độc tính của Kiến ba khoang gấp 15 lần lọc độc của rắn hổ mang

Chất độc pederin có trong kiến ba khoang còn có tên gọi khác là cantharidin (Công thức hóa học C24H43O9N) , thuộc loại alkaloid; chất độc có trong máu của con kiến và nằm tập trung mạnh nhất ở một đôi tuyến ở phần bụng của con kiến.

Độc tính vẫn còn tồn tại ngay cả khi con kiến chết khô đi và xác để vậy suốt 8 năm.

Loại độc tố pederin có khả năng thẩm thấu vào da. Độc tố này có trong con kiến ba khoang vì giúp chúng phòng vệ chống lại các loại động vật ăn chúng điển hình là nhện.

Chất độc này không phải do chính loại kiến ba khoang sản xuất ra mà do loại vi khuẩn (pseudomonas aeruginosa) nội cộng sinh có trong chúng tạo ra.

Biểu hiện lâm sàng khi bị Kiến ba khoang đốt

– Vị trí  thường bị tấn công bởi kiến ba khoang: Tay, vai, gáy, mặt, cổ, ngực, đùi, chân…

Những biểu hiện lâm sàng khi bị Kiến ba khoang đốt
Những biểu hiện lâm sàng khi bị Kiến ba khoang đốt

– Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ loài kiến ba khoang từ 12 -36 giờ:

Da bị tổn thương dạng dát đỏ, thành đám, thành vẹt, nền hơi cộm vì có mụn nước hoặc mụn nhỏ nhỏ li ti nằm ở giữa, các vết này nằm theo chiều tay ta quệt lúc giết kiến ba khoang, thường ở vùng bị có nới hơi lõm và màu vàng nâu hình dạng bầu dục hoặc tròn.

Tổn thương da do kiến ba khoang gây nên sẽ càng lan tỏa ra nếu nạn nhân gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng có nếp gấp  của da.

Nạn nhân sẽ có cảm giác bị phỏng, rát bỏng tại chỗ bị chất độc của kiến ba khoang xâm lấn.  Vết thương tổn này nết bị lan ở diện rộng sẽ gây cho nạn nhân (đặc biệt là trẻ em) sốt nhẹ và nổi các cục hạch lân cận.

– Nếu không chữa trị thì tình trạng viêm sẽ tiến triển sang lở loét, những sang thương này sẽ có các hình dạng dài thẳng, chữ y, hình tròn, đa giác… (Tùy theo cách mà nạn nhân giết kiến ba khoang)

– Nếu chất độc pederin dính vào mắt sẽ gây ra các viêm kết mạc và phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.

Qúa trình tiến triển của vùng da bị Kiến ba khoang đốt

– Ngay sau vừa tiếp xúc với chất độc kiến ba khoang: nạn nhân có cảm giác ngứa râm ran.

– Bắt đầu từ 6 đến 8 tiếng sau sẽ xuất hiện các ban đỏ, bản và dát đỏ.

Qúa trình tiến triển của vùng da bị Kiến ba khoang đốt
Qúa trình tiến triển của vùng da bị Kiến ba khoang đốt

– Bắt đầu từ 12 đến 24 tiếng sau sẽ xuất hiện các thương tổn điển hình.

– Từ này thứ 3 ngày thì chỗ da bị thương tổn sẽ đỡ rát hơn và dần bong vảy.

–  Sau 5 đến 7 ngày sau thì vảy bong hết nhưng để lại mảng thâm khá lâu mờ.

Lưu ý: lộ trình này gần đúng với những nạn nhận bị dính ít chất độc pederin của kiến ba khoang. Đối với các nạn nhân lỡ tay chà xát kiến trên da, hay làm lan chất độc diện rộng, đôi khi xâm lấn cả vùng da nhạy cảm hoặc vào mắt thì quá trình bệnh lý sẽ lâu và nặng hơn.

Cách sơ cứu đối với nạn nhân vừa bị Kiến ba khoang đốt

Rửa ngay vết đốt bằng các thuốc sát trùng y tế
Rửa ngay vết đốt bằng các thuốc sát trùng y tế

Bước 1: Rửa ngay vết đốt bằng các thuốc sát trùng y tế như cồn 70 hoặc 90 độ, thuốc tím sát trùng (KMnO4) , dung dịch Betadine…nếu không có các loại thuốc rửa (dung dịch có cồn) kể trên thì có thể sử dụng xà phòng rửa sạch 3 lần và dùng nước hoa (hầu hết đều có cồn) xịt lên chỗ bị đốt. Lưu ý khi rửa bằng xà phòng, tránh là lan chất độc lên các vùng da khác.

Thoa kem mật ong vào vùng bị kiến ba khoang đốt
Thoa kem mật ong vào vùng bị kiến ba khoang đốt

Bước 2: Thoa kem mật ong manuka 18+ có chỉ số kháng khuẩn cao để sát trùng vết thương mỗi ngày, giúp kích thích da mau lành, chống viêm, bội nhiễm, không gây ngứa, làm dịu da, ngăn chặn việc hình thành mụn nước, mụn mủ . Đặc biệt giúp ngăn ngừa và làm mờ mảng thâm do thương tổn hậu kiến ba khoang đốt.

Cách điều trị các vết thương nặng của nạn nhân bị Kiến ba khoang đốt

Nếu nạn nhân đã bị kiến ba khoang đốt nhưng không sơ cứu đúng cách dẫn đến tình trạng vết thương ngày càng viêm, lở loét… thì cần áp dụng cách điều trị chuyên biệt.

Điều trị vết thương nặng khi bị kiến ba khoang đốt
Điều trị vết thương nặng khi bị kiến ba khoang đốt

Bước 1: Sử dụng băng gạc sạch có thấm nước sát trùng để làm sạch vùng da bị viêm, lở loét sau đó thoa kem mật ong manuka 18+ để giúp kháng khuẩn, kháng viêm cấp tốc cho da, giúp làm dịu lại vết thương,  nhanh chóng hàn miệng vết lở, xẹp các lớp mụn mủ và nước. Áp dụng từ 3-5 lần/ ngày. Vết thương sẽ phục hồi nhanh và không để lại di chứng sau 7 ngày.

Bước 2: Nếu nạn nhân bị vết thương viêm nặng, có dấu hiệu bội nhiễm nặng và nóng sốt. Nên áp dụng sơ cứu như bước 1 và uống thêm thuốc kháng sinh histamin. Thông thường bệnh sẽ khỏi từ 2-3 tuần.

Những trường hợp bệnh nặng cần khám tại chuyên khoa da liễu và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các đơn thuốc thường được kê cho các bệnh nhân bị vết kiến ba khoang đốt bội nhiễm nặng gồm: Milian (hoặc Castellani, Betadine) – 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Hồ nước – 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Fobancort- 1 tuýp, bôi ngày 4 lần; Clarytine 10mg – 5 viên, ngày 1 viên.

Không nên lạm dụng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid để thoa lên vết Kiến ba khoang đốt

Corticoid nằm trong danh mục bảng độc dược phân loại thuộc bảng B của Bộ Y Tế. Bộ Y Tế khuyến cáo corticoid cần có sự chỉ định của bác sỹ trước khi dùng và không được mua tự ý hay lạm dụng vì chính corticoid sẽ khiến da “ nghiện chất corticoid”  gây ra các biến chứng nặng hơn nếu ngừng sử dụng.

Sơ cứu và điều trị vết Kiến ba khoang đốt
Sơ cứu và điều trị vết Kiến ba khoang đốt

Corticoid thường được điều chế để đưa vào kem hoặc thuốc bôi ngoài da, đa phần và thuốc mỡ: Cortibion, Topsyne, Synalar, Hydrocortisone, Celestoderm… Xét về dược liệu thì corticoid có trong các sản phẩm bôi ngoài da có khả năng chống viêm tốt, có thể chữa được một số vấn dề da khó trị.

Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định của bác sỹ thì sẽ dễ dẫn đến các di chứng nặng cho da, như tái viêm nhiễm nếu ngưng sử dụng hoặc nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây teo da, sạm da diện rộng.

Cách phòng chống Kiến ba khoang tấn công

-Trong thời điểm mưa đầu mùa, kiến ba khoang xuất hiện nhiều, các hộ gia đình (đặc biệt ở những nơi gần ruộng lúa, cây cối, bãi cỏ mục, các công trình đang thi công…) nên hạn chế mở cửa nhiều.

-Tại nơi công cộng, tránh đứng trực tiếp dưới bóng đèn vì kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng.

-Nên giặt và giữ kỹ khăn, quần áo, chăn, mềm… trước khi sử dụng.

-Nên sơ cứu ngay nến bị kiến ban khoang đốt. Tuyệt đối không giết kiến trực tiếp lên tay, nên thổi để đuổi chúng đi, nếu bắt kiến nên cần có găng tay bảo hộ.

Cách diệt Kiến ba khoang tận gốc

– Phun thuốc tồn lưu diệt côn trùng, diệt muỗi, kiến ba khoang, bọ chét, chấy rận….( Fendona 10SC, Map Permethrin 50EC, Hantox 200, Icon 2.5CS, Alpha 10SC, Ferdona FMC 20SC…định kỳ 03 – 06 tháng 1 lần.

Các sản phẩm chính hãng được nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Pest3s.com – Tổng Đại Lý Phân Phối Thuốc Diệt Côn Trùng (Hotline: 0968648008).

Tránh mua các sản phẩm thuốc diệt côn trùng, diệt kiến ba khoang được bán trôi nổi trên thị trường, không rõ xuất xứ, không có tác dụng hoặc có tác dụng diệt rất ít. Mà ngược lại sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

zalo-icon
phone-icon