fbpx

Cách diệt rệp sáp, rầy nâu và bọ phấn trắng hiệu quả

Diệt rệp sáp, rầy nâu, bọ phấn trắng trên cây trồng

Cách diệt rệp sáp, rầy nâu và bọ phấn trắng trên cây trồng hiệu quả nhất

Đặc điểm của các loại rầy, rệp gây hại cây trồng

Rệp muội thường làm yếu cây trồng bằng cách hút cạn nguồn dinh dưỡng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của cây. Chúng tiết ra chất đường mật không chỉ làm đóng khí khẩu của lá mà còn góp phần tăng sự phát triển của mốc đen, làm ngăn cản ánh sáng đến các mô quang hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng.

Các loài rệp còn là phương tiện góp phần lây lan virus từ những cây bệnh sang cây khỏe mạnh. Vì vậy, rệp thường làm giảm mạnh năng suất của cây trồng, gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp.

Rầy rệp xuất hiện là do kiến. Đầu tiên các loại rệp hút nhựa cây, tạo ra đường mật. Các loại kiến sẽ ký sinh ăn đường của rệp, nhờ vậy đưa trứng rệp phát tán khắp vườn cây. Tiếp đến, lượng đường thừa của rệp là vùng đất màu mỡ phát sinh các loại muội đen làm hạn chế khả năng quang hợp của cây.

Rệp

Các loại rệp khác nhau thường tác động đến những bộ phận mềm non của cây bằng việc hút nhựa từ thân cây và tiết ra chất mật như sương đọng lại ở đó (làm vật chủ cho mốc đen ký sinh).

Rệp trên cây cà phê
Rệp

Các loại rệp mẫn cảm với một số ký sinh và loài ăn mồi (như bọ rùa, ruồi ăn thịt, chuồn cỏ và chim). Các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm cả phun nước hoặc nước xà phòng, tỏi và ớt và dầu khoáng ở tỉ lệ 5% (5 ml cho 1 lít nước) và phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây.

Rầy nhớt, rầy mềm

Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1 – 2mm, có màu vàng.

Chúng sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng.

Rầy nhớt, rầy mềm (Aphis spp)
Rầy nhớt, rầy mềm

Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm… nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất.

Phun các loại thuốc phổ biến rầy mềm như Map Permethrin 50EC, Per Super 50EC, Icon 2.5CS…

Rệp sáp

Rệp sáp gây hại nhiều trên các loại cây trồng nông nghiệp, công nghiệp và cây ăn trái như: Cà phê, ca cao, hồ tiêu, bơ sáp, thanh long, nhãn, nho, đu đủ, cam, chanh, na, mãng cầu….

Rệp sáp còn gây hại trên 1 số cây hoa như: Hồng, cúc, lan, thược dược…

Phòng trị: Tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp.

Rệp sáp gây hại cây trồng
Rệp sáp

Phun thuốc diệt rệp sáp chuyên dụng khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung dầu khoáng DC-Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.

Rầy bông

Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp màu trắng giống như bông và bóng như sáp. Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng.

Rầy bông (Mealy bugs)
Rầy bông

Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp.

Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo.

Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả.

Giải pháp diệt rệp

Diệt bằng dầu khoáng SK Enspray 99, và các thuốc trừ sâu khác như: Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus.

Hàn the (borac, natri tetraborat) có thể sử dụng như là thuốc trừ sâu thiên nhiên, nhưng chú ý giữ xa trẻ em, động vật trong nhà. Khi dùng chú ý che mắt, mũi, đeo găng tay và rửa sạch sau khi làm xong.

Borac trộn với bơ đậu phộng hoặc là những thứ ngọt như mật ong, làm cho kiến thích ăn và mang thức ăn đó vào tổ cho cả đàn cùng ăn nhằm tiêu diệt cả đàn kiến.

Cũng có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu lửa và nước phun trừ kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều.

Thấm nhẹ dung dịch gồm một ít mứt, mật ong hoặc nước đường (có thể thêm borac) trên nền cây bị nhiễm rầy mềm (aphid). Như vậy sẽ giữ kiến lại, trong khi chúng ta thiết lập một số bọ rùa (ladybugs) tiêu diệt rầy mềm.

Không cần phun xịt trừ kiến vì chúng ta chỉ trừ kiến trên cây, trong khi chúng có cả đàn dự trữ dưới mặt đất có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại.

Tạo một hỗn hợp đường mịn và baking sô-đa. Sắp đặt nó tại khúc đường mà kiến và sâu bọ có thể hoạt động vào, chúng sẽ chết khi gặp nó.

Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của kiến làm cho chúng tránh xa một thời gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo.

Một nguyên tắc khác tốt để thoát khỏi kiến là cho chúng ăn bột kiều mạch. Sắp đặt một số ít lên trên ổ kiến. Sau khi ăn, bột kiều mạch sẽ nở ra trong bụng của kiến và sẽ diệt trừ chúng.

Khi thấy tổ kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi khác.

Dùng nước đun sôi dội lên kiến nhưng tránh hư hại cây. Có thể dùng nước nóng rót vào tổ diệt kiến chúa, nhưng thường khó vì chúng làm tổ rất sâu và ngăn không cho nước mưa và nước lụt tràn vào.

Để diệt rệp hiệu quả, chỉ cần bẫy hết kiến trong vườn theo phương pháp sau: Xay 05 – 1 kg mỡ lợn sống (hoặc rán mỡ nước để cho đông lại), trộn đều với 1 gói Regent 1,6 g, dùng bôi lên gốc cây. Kiến ăn mỡ có thuốc sẽ chết. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để diệt kiến, trừ rệp đồng thời.

Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi… thường sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra và tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới. Để hạn chế rệp lây thì phải diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả những nơi có nhiều kiến tập trung trên cây. Nếu dưới gốc cây có nhiều kiến thì dùng thuốc Map Permethrin 50EC hoặc Per Super 50EC phun hoặc pha loãng đổ xung quanh gốc để diệt kiến.

Giải pháp diệt kiến

Kiến lửa và rệp trên cây trồng
Kiến lửa và rệp trên cây trồng

Băng keo dính: Dùng băng dán – với mặt dính phía trên – quấn tròn quanh vị trí đặt lọ để tạo thành “một chiến hào” bẫy chúng.

Phấn: Những con vật khó chịu này sẽ bị dồn vào đường cùng nếu gặp phải một đường phấn vẽ ngay trước mặt chúng. Carbonate can-xi trong phấn sẽ giúp đẩy lùi cả những con kiến hùng hổ nhất.

Bột mì: Rắc một tí bột mì dọc theo mặt sau kệ đựng thức ăn sẽ giúp ngăn cản kiến.

Chậu hoa: Nếu kiến lửa tràn vào sân hoặc hiên nhà bạn, dùng một chậu hoa úp trên tổ kiến, đổ nước vào tổ kiến qua những lỗ thoát nước trên chậu hoa, đảm bảo sẽ không còn con kiến nào quấy rầy bạn.

Chanh: Vắt một ít nước chanh vào ngưỡng cửa hoặc kệ cửa sổ, vào các hố, lỗ hoặc đường đi của kiến và rải những miếng vỏ chanh cắt nhỏ xung quanh cửa ra vào. Kiến không chịu được mùi chanh, chúng sẽ không vượt qua “hàng rào” này.

Mùi chanh cũng có tác dụng với gián và bọ chét: trộn một hỗn hợp khoảng bốn trái chanh (xay nhuyễn cả vỏ) với hai lít nước và dùng hỗn hợp đó để lau sàn. Những côn trùng sẽ “trốn xa” nhà bạn.

Vỏ cam: Để đuổi kiến ra khỏi vườn, sân hay hàng hiên nhà bạn, hãy xay nhuyễn một ít vỏ cam với một ít nước tạo nên một hỗn hợp sền sệt, bôi/trét hỗn hợp này trên miệng tổ kiến, bảo đảm chúng sẽ không dám ló mặt ra khỏi tổ.

Tiêu: Mùa hè, kiến thường vào bếp. Bạn có thể rắc một ít tiêu lên quầy/kệ bếp, kiến sẽ “tự hiểu” và rút lui.

Dầu máy: Kiến sẽ không còn cảm thấy thèm muốn các lọ đường ngọt ngào trước mũi chúng sau khi cố gắng leo qua (mà không kết quả) “hàng rào” dầu máy trơn nhẵn đó.

Bao ni lông: Nếu bạn tổ chức ăn ngoài trời và muốn ngăn cản kiến lên bàn, hãy dùng các bao ni lông, đổ nước vào rồi đặt quanh các chân bàn.

Muối: Nếu phát hiện thấy kiến đang tìm đường vào nhà bạn, hãy chặn đường chúng bằng cách rắc muối ở khung cửa.

Phấn em bé: Rắc bột phấn xung quanh hiên nhà, cửa ra vào, cửa sổ hoặc bất kỳ vị trí nào bạn nghi ngờ sẽ có kiến xuất hiện. Hoặc bạn cũng có thể trồng cây bạc hà xung quanh nhà để hạn chế kiến.

Giấm: Cho một lượng bằng nhau nước và giấm trắng vào chai xịt. Dùng hỗn hợp này xịt vào những vị trí có kiến. Kiến và côn trùng nói chung rất ghét mùi giấm và chúng sẽ tự động di chuyển sang chỗ khác.

Ngoài ra, còn một số mẹo vặt sau sẽ giúp đẩy lùi rầy, rệp và bọ phấn ra khỏi vườn cây của bạn

Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội.

Lá của cây đại hoàng (Rheum officinale) có tính độc đối với rầy mềm, do đó, trà nấu từ lá cây này gây độc cho động vật, côn trùng như là bét, rầy mềm, ruồi trắng, sâu bướm v.v…

Có thể dùng nước sôi dội vào lá cây đại hoàng đã nghiền rồi ngâm vài ngày. Sau đó lọc, thêm ít bột xà phòng và pha loãng như pha trà loãng rồi xịt trên cây bị nhiễm. Phun lập lại sau khoảng 10 ngày.

Cũng có thể dùng dung dịch tỏi hoặc ớt để phun xịt.

Bọ phấn trắng (Aleurolobus barodensis Maskell)

Đặc điểm sinh học

Bọ phấn trắng thuộc bộ cánh nửa. Chúng có vòng đời từ 32 đến 44 ngày.

Bọ phấn trắng (Aleurolobus barodensis Maskell)
Bọ phấn trắng (Aleurolobus barodensis Maskell)

Khi trưởng thành có kích thước nhỏ chiều dài cơ thể 1-3 mm. Thích bay và thường có màu trắng đục.

Lá non chưa hoàn chỉnh (chưa mở) là nơi con cái ưa thích để đẻ trứng. Trứng có hình quả lê hoặc quả trứng, có cuống gắn chặt cố định trên các mô lá và thời gian pha trứng từ 8 đến 31 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ 80 trứng, số lượng trứng thay đổi theo mùa.

Ấu trùng từ 1 đến 3 tuổi có thể di chuyển và gây hại trong phạm vi ngắn; đến tuổi thứ 4 thường được gọi là nhộng.

Ấu trùng mới nở có màu kem nhạt và dần dần chuyển sang một màu đen bóng, chúng hình thành các tua sáp và phủ một lớp sáp trên cơ thể.

Ngay sau khi nở, các ấu trùng di chuyển tìm vị trí thích hợp để định cư gây hại. Khi ấu trùng phát triển, chúng phủ một lớp bọc bằng sáp trắng giúp bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, nhất là thuốc trừ sâu, đây là đặc điểm riêng biệt của bọ phấn trắng ở các pha phát dục, trừ pha trứng.

Bọ phấn trắng (họ Aleyrodidea): Có thể trở thành vấn đề trong các khu vực kém lưu thông không khí. Có nhiều cách kiểm soát nhưng cách hiệu quả nhất là lợi dụng ong kí sinh (Encarsia formasa và các loại khác).

Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci): Thành trùng màu trắng bóng, dài 3 – 4mm, bay chậm, hình dáng giống như bướm.

Âu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít bò, thường cố định một chổ chích hút mô cây.

Trứng, ấu trùng và thành trùng luôn luôn hiện diện ở mặt dưới lá trên các loại cây ăn trái, bầu bí, dưa, cà, ớt, bông vãi, thuốc lá.

Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh siêu trùng như rầy mềm.

Bọ phấn trắng phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất dễ quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, hoặc phun thường xuyên định kỳ.Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh trên ấu trùng bọ phấn trắng.

Đặc điểm gây hại

Bọ phấn trắng gây hại nhiều trên những ruộng mía lưu gốc năm thứ 2 và 3, đặc biệt là trong khu vực ngập nước, nghèo hàm lượng đạm.

Điều kiện thích hợp để mật độ bọ phấn trắng gây cháy là thiếu đạm, ngập úng (độ ẩm cao và nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại), mưa lớn, mật độ cao và độ kiềm của đất lớn.

Bọ phấn trắng gây hại quanh năm nhưng nặng nhất từ tháng 8 đến tháng 11.

Giải pháp diệt bọ phấn trắng

Sử dụng chế phẩm vi sinh như: nấm bột trắng Beauveria bassiana hoặc nấm Paecilomyces fumosoroseus tấn công trên ấu trùng và trưởng thành.

Việc kiểm soát bọ phấn trắng mía bằng thuốc hóa học là khó khăn và phức tạp vì chúng có lớp sáp bảo vệ nên nhanh chóng kháng thuốc trừ sâu. Đồng thời biện pháp này cũng khó khăn vì việc phun thuốc trên một số loại cây trồng đòi hỏi dụng cụ và bảo hộ lao động cao.

Trồng những cây có hoa ở gần ruộng hoặc gần cây trồng. Sử dụng tấm bẫy dính màu vàng, dầu khoáng (trong những trường hợp được cân nhắc) phun tỏi và ớt cũng là những biện pháp được sử dụng.

Sử dụng thuốc diệt rệp sáp, rầy nâu và bọ phấn trắng

Khi cần thiết có thể sử dụng các thuốc diệt rệp sáp, rầy nâu và bọ phấn trắng có tính nội hấp và lưu dẫn mạnh như hoạt chất Permethrin…

Thuốc diệt côn trùng chai nhựa
Thuốc diệt côn trùng chai nhựa
Thuốc diệt côn trùng chai nhôm Anh Quốc
Thuốc diệt côn trùng chai nhôm Anh Quốc
Thuốc diệt côn trùng chai nhôm Ấn Độ
Thuốc diệt côn trùng chai nhôm Ấn Độ

Các loại thuốc chuyên dụng diệt rệp sáp, rầy nâu, bọ phấn trắng, kiến lửa gồm có: Map Permethrin 50EC, Per Super 50EC, Icon 2.5CS, Fendona 10SC, Alpha 10SC, Perme UK 50EC…được phân phối độc quyền tại Pest3s (Hotline: 0968648008)

 

Loading

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

zalo-icon
phone-icon